Dự án kênh
đào Panama nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương với công sức của hơn
44.000 người trong thời gian dài (1881-1903), mở ra một trang mới trong lịch sử
xây dựng kênh đào.
800. 000 nhà đầu tư phá sản, và hơn 22. 000 công nhân đã thiệt mạng đã
nói lên sự vĩ đại của kênh đào này, "Chiến thắng vĩ đại nào cũng đi kèm với sự hi sinh vĩ đại"
Lịch sử kênh đào:
Vào năm 1510, thực dân Tây Ban Nha bắt đầu đô hộ Panama. Vào
lúc đó, việc làm một con đường qua Panama là rất có lợi cho việc vận chuyển
hàng hoá từ các thuộc địa Nam Mỹ về mẫu quốc. Chính vì vậy, vào năm 1534 Vua
Carlos V đã ra lệnh thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về địa hình để xây dựng
một kênh đào dài 80 km tại Panama. Tuy nhiên
thue xe
may o da nang , việc xây dựng công trình này đã vượt quá khả năng của
thời kỳ đó.
|
Xây dựng kênh đào |
Hơn 3 thế kỷ sau, bá tước người Pháp Ferdinand de Lesseps,
người xây kênh đào Suez từ năm 1859 đến 1869, đã lập Công ty Quốc tế Kênh đào
liên đại dương Panama với mục tiêu xây dựng kênh đào tại Panama. Năm 1880, bá
tước Lesseps khởi công công trình, bán ngân phiếu và cổ phần để huy động vốn.
Tuy nhiên, việc xây dựng kênh đào gặp nhiều trở ngại về địa hình, khí hậu cũng
như những thiếu sót trong quản lý dẫn đến phá sản về tài chính vào năm 1889.
Năm 1894, Tân Công ty Kênh đào Panama của Pháp được thành lập
để tiếp tục các nỗ lực của Lesseps. Một ủy ban kỹ thuật đã
cho
thuê xe máy tại đà nẵng nghiên cứu các đặc điểm địa hình, địa chất,
thuỷ văn của Panama và đề xuất xây dựng kênh đào theo các cửa để có thể kiểm
soát được mực nước dâng của hồ Chagres và giảm số lượng các hố đào trong công
đoạn xây dựng. Lần cố gắng thứ hai này cũng không thành công. Thiếu sự giúp đỡ
về tài chính của chính phủ và tư nhân, hết vốn, các đại diện của Tân Công ty của
kênh đào Panama buộc phải bán lại cho chính phủ Mỹ quyền sở hữu và xây dựng
kênh đào vào năm 1904 với giá 40 triệu đô la.
Năm 1903, Panama sau khi giành độc lập từ Colombia đã ký hiệp
định Hay-Bunau Varilla, qua đó, Panama đồng ý để cho Mỹ thực hiện việc xây dựng
một kênh đào liên đại dương đi qua Panama. Người Mỹ tiếp tục công trình vào năm
1904 với lực lượng lao động hơn 75 nghìn người và đầu tư tài chính 400 triệu đô
la. Cũng như với người Pháp, công trình tiếp tục gặp phải nhiều khó khăn: công
nhân mắc bệnh nhiệt đới, công trình bị sụt lở liên tục, nhiều hố đào phức tạp,
các cửa kênh đào kích cỡ lớn, nhập nguyên liệu, tổ chức và đào tạo nhân công
khó khăn... Tuy nhiên, các trở ngại dần được tháo gỡ. Thượng tá William
Crawford Gorgas và nhóm bác sĩ của ông đã triệt tận gốc bệnh sốt vàng da và khống
chế được bệnh sốt rét. Kỹ sư trưởng John F. Stevens và cộng sự đã thành lập được
hệ thống cung ứng và tổ chức được một hệ thống đường sắt để vận chuyển nguyên
liệu đá được đào lên từ các hố đào. Thượng tá George Washington Goethals chỉ
huy đào đoạn cắt Culebra, thiết kế những bản vẽ cuối cùng và xây dựng các cửa
kênh của đập nước Gatun hiện nay.
|
kênh đào |
Kênh đào Panama khánh thành ngày 15 tháng 8 năm 1914, nằm dưới
sự quản lý và vận hành của chính phủ Mỹ. Một chương trình bảo dưỡng nâng cấp cơ
sở hạ tầng nghiêm ngặt được lập ra để giữ cho kênh đào trong điều kiện hoạt động
tốt nhất.
|
Hệ thống kênh đào |
Năm 1977, Panama và Mỹ ký hiệp định Torrijos-Carter, quy định
lộ trình huỷ bỏ Khu vực kênh đào đặc quyền của Mỹ, tăng nhân lực
thue xe
may tai da nang Panama vào việc quản lý kênh đào và chuyển nhượng dần
kênh đào cho Panama. Thực hiện hiệp định Torrijos-Carter, Panama đã tiếp quản
hoàn toàn kênh đào vào 12 giờ trưa ngày 31 tháng 12 năm 1999.
Theo Điều luật 19 ngày 11 tháng 7 năm 1997, Ban quản lý Kênh
đào Panama (ACP) là cơ quan trực thuộc chính phủ Panama, chỉ đạo bởi một Giám đốc
và một Phó Giám đốc dưới sự kiểm soát của Hội đồng quản trị gồm 11 người. ACP
chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp và hiện đại hoá kênh
đào, cũng như các hoạt động và dịch vụ kết nối với mục đích bảo đảm hoạt động
an toàn, liên tục, có hiệu quả và đem lại lãi suất.
Cấu trúc của Kênh đào
Kênh đào Panama dài 80km nối liền Đại tây dương và Thái bình
dương, đi xuyên qua một trong những địa điểm hẹp nhất của dải đất Trung Mỹ, nơi
thấp nhất của dãy núi chính nối liền Bắc và Nam Mỹ. Một con tàu trung bình sẽ mất
khoảng 8 đến 10 giờ để đi qua kênh. Trong thời gian đó, hành khách có cơ hội để
quan sát quy trình hoạt động của một trong những kỳ quan của kiến trúc hiện đại.
|
Các tàu được vận chuyển |
Kênh đào được cấu thành bởi các bộ phận chính: Hồ Gatun, đoạn
cắt Culebra và ba bộ âu tàu: Miraflores và Pedro Miguel ở phía Thái Bình dương,
Gatun ở phía Đại Tây dương.
Hồ Gatun là hồ nhân tạo trải rộng 423km vuông, là nơi tàu
thuyền đi qua 37.8km từ cửa kênh Gatun đến mỏm phía Bắc của đoạn cắt
Culebra. Hồ được tạo ra bằng việc xây dựng
âu tàu Gatun trên dòng chảy của sông Chagres. Để tăng khả năng tích trữ của hồ
Gatun và khả năng hoạt động của kênh đào, tháng 3 năm 2002, Ban quản lý kênh
đào Panama bắt đầu tiến hành đào sâu thêm đường đi của tàu thuyền và nâng khả
năng cung cấp nước của kênh đến hơn 300 triệu galông mỗi ngày.
Đoạn cắt Culebra dài 13.7km, là một công trình được đào phần
lớn trên nền đá rắn và chất liệu cứng. Ban đầu, nhánh sông được đào với 92m chiều
rộng, đến tháng 11 năm 2001 được mở rộng ra 192m ở đoạn thẳng và 222m ở đoạn
cong, đủ để lưu thông 2 tàu cỡ rộng, loại Panamax.
Kênh đào sử dụng một hệ thống âu tàu và cửa nước, phân chia
theo đường vào và đường ra. Các âu tàu và cửa nước hoạt động như những thang
máy: tàu thuyền được nâng lên từ mực nước biển (phía Thái Bình dương hoặc Đại
Tây dương) cho đến khi bằng mực nước hồ Gatun (cao 26m so với mực nước biển). Bằng
cách này tàu có thể tiếp tục đi qua hồ Gatun và được hạ xuống tới mực nước biển
ở hệ thống âu tàu phía đầu bên kia của kênh đào và đi ra biển. Các ngăn âu tàu
rộng 33.53m và dài 304.8m. Hiện nay, kích thước lớn nhất của các tàu có thể qua
kênh đào là: chiều rộng 32.3m, mớn nước 12m nước ngọt, chiều dài 294.1m.
Vai trò của Kênh đào
|
Tiết kiệm về khoảng cách địa lý |
Kể từ khi đưa vào hoạt động ngày 14/8/1914, Kênh đào Panama
đã đóng vai trò quan trọng trong hàng hải quốc tế. Việc sử dụng tuyến đường biển
đi qua Kênh đào đã tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển hàng hoá
từ Châu Âu tới các bang miền Tây nước Mỹ và từ Đông Á tới các bang miền Đông nước
Mỹ, do tránh được việc phải đi vòng qua đi cực nam Châu Mỹ. Kênh đào Panama còn
được nhiều nước trong khu vực sử dụng để kết nối chuyên chở hàng hoá xuất nhập
khẩu với các thị trường Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
Ngày nay, hàng năm có trên 14.000 tàu thuyền của 84 nước đi
qua Kênh đào, với khối lượng hàng hoá đi qua chiếm 5% trao đổi
thuê xe
máy tại đà nẵng thương mại của thế giới. Các nước sử dụng Kênh đào
nhiều nhất là: Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Chile, Hàn quốc, Peru, Canada, Ecuador,
Colombia và Mexico.
Kênh đào là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thiên về
dịch vụ của Panama. Các dịch vụ của Kênh đào tạo việc làm cho 9.000 lao động,
trong năm tài chính 2006 (từ 10/2005-9/2006), đạt doanh thu gần 1,5 tỷ USD, sau
khi trừ chi phí và các khoản đầu tư khác, nộp 570 triệu USD vào ngân sách quốc
gia của Panama.
Dự án mở rộng kênh
đào
Ngày 22/10/2006, Chính phủ Panama đã đưa Dự án mở rộng và hiện
đại hoá Kênh đào Panama ra trưng cầu dân ý và dành được tỷ lệ ủng hộ 76,83%. Dự
án này có số vốn đầu tư 5,25 tỷ đôla, thực
hiện từ năm 2007 đến tháng 8/2014. Khi hoàn thành Kênh Đào sẽ cho phép tàu có
kích thước rộng 49m, mớn nước 15m nước ngọt, chiều dài 366 m đi qua, dự kiến
tăng gấp đôi năng lực vận chuyển của Kênh đào. Hiện nay, tàu lớn nhất đi qua
Kênh đào có sức chứa 5,000 công-ten-nơ, nhưng sau khi được mở rộng các tàu chở
dầu và chở hàng có sức chứa 12,000 công-ten-nơ có thể đi qua.
Các vấn đề về nước
Một vấn đề đáng kể là sự suy giảm lượng nước trung bình của
hồ Gatún, chủ yếu là do chặt phá rừng. 52 triệu galông nước ngọt từ hồ bị chảy
ra biển qua các âu thuyền mỗi khi có tàu thuyền quá cảnh qua kênh đào
Và mặc dù tại đây có đủ lượng mưa hàng năm để bù đắp lại lượng
nước mà kênh đào sử dụng trong năm, nhưng bản chất theo mùa của mưa có nghĩa là
nước cần phải được tích trữ từ mùa mưa này cho tới mùa mưa sau.
Mặc dù hồ Gatún có thể tích trữ một số trong lượng nước mưa
này, nhưng các cánh rừng mưa đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ lượng
nước mưa này để sau đó giải phóng dần chúng với một tốc độ vừa phải vào hồ.
Với việc suy giảm thảm thực vật, nước mưa nhanh chóng chảy
qua các sườn núi không còn rừng vào hồ, mà từ đó lượng nước dư thừa phải tháo
cho
thue xe may da nang ra biển. Điều này dẫn tới sự sụt giảm lượng nước
trong mùa khô, khi có tương đối ít nước chảy vào hồ. Việc chặt phá rừng cũng
làm cho phù sa dễ bị xói mòn từ khu vực quanh hồ Gatún và lắng đọng dưới đáy hồ,
làm giảm dung tích của nó.